Tin tức & sự kiện
THỰC PHẨM MẸ BẦU CẦN TRÁNH TRONG THỜI GIAN MANG THAI
Mon, 23/09/2019 - 04:36
THỰC PHẨM MẸ BẦU CẦN TRÁNH TRONG THỜI GIAN MANG THAI
Trong thời kì mang thai ngoài việc đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé thông qua 5 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng : Chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin, khoáng chất. Thì mẹ bầu cũng nên lưu ý những thực phẩm không nên sử dụng cũng như cần hạn chế trong giai đoạn này đảm bảo sự an toàn cũng như sức khỏe cho mẹ và bé. Cụ thể như sau:
1. Đu đủ xanh
Ăn đu đủ trong 3 tháng đầu dễ dẫn đến sảy thai,do đủ đủ xanh chứa rất nhiều nhựa và enzym làm tăng co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai. Bạn chỉ nên lựa chọn sử dụng đủ đủ chín cây hoàn toàn và đủ đủ xanh hầm sau khi sinh để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bé sau khi đã sinh.
2. Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
Trong thai kỳ cơ thể người phụ nữ có những thay đổi nhất định về cơ chế điều hòa và sản sinh nội tiết tố, do đó việc bổ sung bất thường sẽ gây nguy cơ gây khuyết tật bộ phận sinh dục đối với thai nhi là bé trai đồng thời có thể làm tăng nguy cơ gây u nang buồng trứng khi mang thai.
3. Các loại củ đã lên mầm
Các loại củ lên mầm thường gặp như: khoai tây, khoai lang hay ngay cà rốt. Phụ nữ đang mang thai chú ý tuyệt đối không sử dụng những củ đã lên mầm vì đó sẽ là nguyên nhân gây dị tật cho thai nhi do độc tố solamine có trong đó. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn nên lựa chọn những loại còn tươi ngon không bị héo, không mọc mầm nhé
4. Trái dứa
Các mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng trong nhiều tháng đầu thai kỳ để tránh hiện tượng thai nhi bị đẩy ra ngoài, do trong dứa có chất bromelain làm tử cung phải co bóp liên tục. Bên cạnh đó dứa có tính nóng nên có thể sẽ gây nên những phản ứng dị ứng bất lợi cho bà bầu như mẩn ngứa nổi mề đay.
5. Măng tươi – Thực phẩm cần tránh khi mang thai
Đặc biệt lưu tâm đến các món ăn được chế biến từ măng tươi khi bạn đang trong giai đoạn mang thai và không nên dùng bất kỳ món ăn nào liên quan đến măng tươi để giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ đồng thời hạn chế tình trạng thiếu oxy tế bào khiến thai nhi có thể bị nghẹt hoặc thai chết lưu.
6. Quả nhãn và những loại trái cây có tính nóng
Những trái cây có tính nóng sẽ gây ra những phản ứng dị ứng như: gây mẩn ngứa, táo bón khó tiêu, khiến da bị sạm, xuất hiện tàn nhàng. Điều này vừa nguy hại cho sức khỏe của mẹ và cả thai nhi bên trong
7. Củ khoai mì ( củ sắn), củ dền
Theo nghiên cứu trong loại củ sắn có chứa rất nhiều acid HCN gây những rối loạn tiêu hóa hoặc nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy bạn nên cân nhắc việc sử dụng các loại thực phẩm này trong giai đoạn phát triển của thai kỳ nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Củ dền lại là loại thực phẩm có thể gây nên hiện tượng oxy hóa hemoglobin khiến hồng cầu bị mất khả năng vận chuyển oxy dẫn đến thiếu máu trầm trọng cho mẹ và bé
8. Cà phê, đồ uống có cồn
Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu uống cà phê thường xuyên sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn những phụ nữ khác. Không những vậy cà phê còn làm thay đổi quá trình phát triển bình thường của bé trong thời điểm này. Bên cạnh đó các đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân gây nên những dị dạng bẩm sinh cho trẻ nhất là sự phát triển của não bộ
9. Cá chứa thủy ngân
Trong thai kỳ các mẹ bầu không nên ăn các loại cá như cá thu, các kiếm, các kình, cá mập… để tránh tích tụ thủy ngân trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ cũng như cơ thể của bé dẫn đến sự phát triển kém toàn diện khi bé chào đời.
10. Rau ngải cứu cần kiêng trong 3 tháng đầu
Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung.
Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, thì không nên ăn nhiều ngải cứu.
- Lợi ích của lá trầu không cho trẻ sơ sinh
- Các bước chuẩn bị & tắm bé sơ sinh
- Cảm lạnh và Cảm cúm ở trẻ nhỏ
- Thứ tự mọc răng sữa của bé mà mẹ cần biết
- Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần lưu ý
- 9 cách chống rạn da khi mang thai cho mẹ bầu hiệu quả
- Nguyên nhân bụng bị rạn khi mang thai
- Ngôn ngữ cơ thể bé
- 8 lợi ích của việc massage bầu hàng tuần
- Danh sách những món ăn tốt cho mẹ bầu
- Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu
- mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh
- NHỮNG VẤN ĐỀ MẸ BẦU GẶP PHẢI TRONG THAI KỲ
- Gói chăm sóc mẹ và bé tiêu chuẩn sau sinh
- BÍ QUYẾT DẠY CON NGOAN
- CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐẾN 6 THÁNG TUỔI
- LỢI ÍCH CỦA YOGA ĐỐI VỚI MẸ BẦU
- THAI GIÁO - GIÁO DỤC TỪ TRONG BỤNG MẸ
- CÁC THỰC PHẨM MẸ BẦU CẦN TRÁNH KHI MANG THAI